Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

10 sự kiện, vấn đề nổi bật năm 2018 tại huyện Ba Vì

Năm 2018 đã khép lại và ghi nhận nhiều dấu ấn thành công trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Ba Vì. Hãy cùng nhìn lại những kết quả với 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của huyện Ba Vì trong năm 2018.

1. Đột phá trong tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền:  Thực hiện chủ đề của năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”: Huyện ủy đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp, sáp nhập các Ban chỉ đạo của huyện; Chỉ đạo sáp nhập các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương (khóa XII); Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU, ngày 04/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy gắn với Chương trình số 01-CTr/HU, ngày 08/01/2016 của Huyện ủy; thực hiện các giải pháp xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng có hạn chế, yếu kém, tiềm ẩn những vấn đề nội bộ phức tạp. UBND huyện triển khai toàn diện công tác thực hiện chấp hành kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố. Đảm bảo hệ thống thông tin trực tuyến, chính quyền điện tử trong công tác chỉ đạo toàn bộ hệ thống các văn bản được chuyển qua hệ thống điện tử, triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 3 đến các xã trên địa bàn huyện.

Toàn cảnh huyện Ba Vì

2. Đạt và vượt mức 16/17 chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết HĐND huyện: Với sự năng động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, năm 2018, huyện Ba Vì đã thực hiện đạt và vượt mức 16/17 chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tổng giá trị sản xuất đạt 27.120 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 310,25 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm; có 2 xã Phú Cường và Chu Minh đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới toàn huyện là 15 xã. Bộ mặt nông thôn Ba Vì ngày càng khởi sắc.

3. Hoàn thành những quy hoạch quan trọng tạo nền tảng cho phát triển bền vững: Năm 2018, công tác quy hoạch tại huyện Ba Vì tiếp tục được quan tâm thực hiện, đã hoàn thành phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết đô thị Tản Viên Sơn và thị trấn Tây Đằng tỷ lệ 1/500. Phối hợp Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội trong công tác thẩm định đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 dự án Làng chè sinh thái Việt Mông tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và chỉ định đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng NTM 29 xã. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu Trung tâm xã tỷ lệ 1/500 cho 29 xã. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch trường lớp học huyện Ba Vì đến năm 2030.

4. Kỷ niệm 50 năm thành lập huyện - Đánh giá chặng đường phát triển với nhiều thành tựu quan trọng: Huyện ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì đã long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập huyện (26/7/1968 – 26/7/2018) và Đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Về dự và chúc mừng cán bộ, nhân dân huyện Ba Vì có đồng chí Trần Đức Lương – Nguyên ủy viên Bộ chính trị, Nguyên Chủ tịch nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Chu Ngọc Anh – UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ KHCN; đồng chí Nguyễn Đức Chung – UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Trong năm, thi đua lập thành tích nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập huyện, Ba Vì đã phát động nhiều phong trào thi đua ở mọi cấp, mọi ngành, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Cùng với đó, nhiều công trình được xây dựng được gắn biển nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập huyện mang nhiều ý nghĩa như: Kho bạc Nhà nước, nhà máy nước Sông Đà - Ba Vì...

 

5. Dự án BOT cầu Văn Lang (Ba Vì - Việt Trì) được hoàn thành đưa vào sử dụng: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Văn Lang nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C, có tổng mức đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ là nhà đầu tư thực hiện dự án; được hoàn vốn cho dự án bằng việc sử dụng trạm thu phí đặt tại Km7+160 thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thời gian thu phí khoảng 20 năm. Trong đó, điểm đầu Dự án (phía Hà Nội) kết nối với Quốc lộ 32 tại lý trình Km59+500 thuộc địa phận xã Phú Sơn. Việc khánh thành cầu Văn Lang giúp mở rộng, lan tỏa vùng động lực Hà Nội với tỉnh Phú Thọ và các tỉnh vùng Tây Bắc.

Cầu Văn Lang (Ba Vì - Việt Trì)

 

6. Đón Bằng công nhận Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ đón Bằng công nhận Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được huyện Ba Vì tổ chức ngày 25/2 (mùng 10 tháng Giêng) đúng dịp khai hội Tản Viên Sơn Thánh. Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Khu di tích văn hóa cấp Quốc gia Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, tại huyện Ba Vì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.Việc tục thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của người Ba Vì nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung đối với công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn.

 

7Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Cổ Đô và gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến: Ngày 08/7/1958, Đảng bộ và nhân dân xã Cổ Đô vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Trên cánh đồng Miễu, Bác đã cùng nhân dân bắt sâu và phát động phong trào diệt sâu cứu mạ. Sau đó, Bác đến thăm kè Cổ Đô, kè Vu Chu, Bác căn dặn cán bộ và nhân dân địa phương phải chú ý đến công tác phòng chống lụt bão, giữ kè, đắp đê cho thật tốt. Để ghi nhớ công ơn và ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm, năm 2012, cán bộ và nhân dân xã Cổ Đô đã xây dựng ngôi đền thờ Bác Hồ tại vị trí Bác ngồi nói chuyện với nhân dân năm 1958. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Cổ Đô, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định gắn biển di tích lưu niệm cách mạng kháng chiến tại đền thờ Bác. Đây là niềm vinh dự của xã Cổ Đô nói riêng và huyện Ba Vì nói chung, góp phần tạo hệ thống hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân.

Gắn biển di tích lưu niệm cách mạng kháng chiến tại đền thờ Bác.

 

8. Tiếp tục quan tâm phát triển Du lịch – Dịch vụ tạo đà cho phát triển kinh tế huyện ngày càng bền vững: Du lịch Ba Vì tiếp tục phát triển khá mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương. Tổng lượt khách du lịch trong năm đạt 2,83 triệu lượt người, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 336 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Năm 2018, cùng vớiphát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch hội thảo; huyện Ba Vì đã triển khai các dự án phát triển du lịch cộng đồng tại làng chè sinh thái Ba Trại, Làng họa sỹ Cổ Đô.

9. Tập trung thực hiện công tác giảm nghèo: Huyện Ba Vì đã triển khai nhiều công tác thực hiện chương trình giảm nghèo như: hoàn thành xây, sửa 812 nhà cho hộ nghèo theo Kế hoạch của UBND thành phố, Cấp thẻ BHYT cho 26.399 người thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ vay vốn và các chương trình chính sách xã hội đối với 5.505 người số tiền trên 175,4 tỷ đồng; tổng tiền Quỹ “Vì người nghèo” vận động được 1.889.000.000 đồng, đạt 145,3%. Toàn huyện thực hiện giảm được 1.396 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,18%.

10. Tăng cường công tác quản lý đất đai, quyết liệt xử lý vi phạm đất đai và các công trình xây dựng trên địa bàn: Năm 2018, huyện Ba Vì đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân. Đã kiểm tra, xử lý 205 công trình xây dựng, phát hiện 21 công trình vi phạm trật tự xây dựng, 38 công trình vi phạm quản lý đất đai, quản lý đường bộ. Đã lập hồ sơ xử lý chuyển đến UBND các xã để giải quyết theo thẩm quyền./.


Nguồn:UBND huyện Ba Vì Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 227
Hôm qua : 1.322
Tháng trước : 48.098